• Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Hợp Thành Thịnh

Tin tức

Hướng dẫn tự build PC chơi game, tưởng không dễ mà dễ không tưởng

  • Thứ sáu, 13:25 Ngày 06/12/2019 .
  • Bạn muốn trải nghiệm được những tựa game đỉnh cao nhưng lại bị “gò bó” trong cấu hình hạn hẹp của một chiếc laptop, hãy tự build cho mình dàn PC đủ mạnh để thỏa mãn niềm đam mê chơi game của mình. Tuy vậy để có thể xây dựng một bộ máy tính chất lượng cần phải đáp ứng nhiều yêu cầu về điều kiện tài chính cũng như khả năng tương thích giữa các linh kiện. Trong bài viết này, Hợp Thành Thịnh sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lắp ráp một bộ PC hiệu năng cao với chi phí tối ưu nhất, giúp bạn có trải nghiệm tuyệt vời, thỏa sức chinh phục những tựa game đình đám hàng đầu hiện nay.

    • Việc xây dựng một dàn máy tính chơi game tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về tiền bạc cũng như cần sự kiên nhẫn của người lắp ráp.
    • Bạn cần lựa chọn các linh kiện phù hợp với cấu hình mà mình muốn, kiểm tra tính tương thích giữa các thành phần, xem chúng có bị xung đột hay không, quá trình này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn.
    • Để đảm bảo lắp ráp máy tính mới một cách an toàn nhất, bạn nên chọn mua các linh kiện được sản xuất bởi các hãng uy tín, có chế độ bảo hành tốt, đồng thời tìm hiểu về thông tin linh kiện, đọc kỹ các tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lắp đặt.

    Lựa chọn linh kiện và build PC gaming

    1. Mainboard

    Một trong những thành phần kết nối chính không thể thiếu. Đây là linh kiện cung cấp năng lượng từ nguồn điện (PSU) đến các thành phần như CPU, VGA, RAM. Nó đóng vai trò như một hệ thần kinh, truyền tải các dữ liệu, thông điệp từ CPU qua RAM qua GPU và các linh kiện thành phần. Một bộ mainboard cần tương thích với socket của CPU (ví dụ: LGA 1700 trên intel Core i thế hệ 12). Không những thế, bạn cần kiểm tra khả năng tương thích của bo mạch chủ với CPU.

    cách build pc gaming (ảnh 2)

    Xem thêm : Mainboard - bo mạch chủ

    2. CPU

    Một chiếc máy tính cần có một bộ não để xử lí các tác vụ, đặc biệt là trong game khi mà nó yêu cầu một tốc độ xử lí rất cao. Khi mua CPU, bạn cần chú ý những điều sau:

    • Xung nhịp: Tuỳ vào từng dòng mà CPU sẽ có xung nhịp khác nhau. Ngoài xung nhịp cơ bản, chúng ta còn có xung nhịp nâng cao (Turbo Boost) nhằm tối đa hoá hiệu suất (ví dụ: AMD Ryzen 5 5600X 3.7GHz Up to 4.6GHz)
    • Số nhân/ Số luồng: Số nhân và số luồng ảnh hưởng trải nghiệm đa tác vụ. Nhiều nhân với xung nhịp cao sẽ giúp xử lí công việc nhanh hơn, tuy nhiên nhiều nhân, nhiều luồng với xung nhịp quá thấp sẽ không phù hợp với việc chơi game.
    • Một số dòng chip mới tách biệt giữa nhân hiệu năng cao (Performance Core) và nhân hiệu năng thấp (Efficiency Core) nhằm tối đa hoá điện năng (ví dụ: Intel Core i5 12600K 10 nhân 16 luồng với các 6 nhân hiệu năng cao và 4 nhân hiệu năng thấp).

    cách build pc gaming (ảnh 3)

    Xem thêm : máy tính - máy chủ

    3. RAM

    Thành phần này góp phần ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy. RAM nhằm giảm bớt áp lực cho CPU, từ đó giúp máy chạy trơn tru và mượt mà. 16GB RAM là một mức hợp lý cho sự lựa chọn build PC gaming năm 2022, tuy nhiên khi mua RAM ta cũng cần lưu ý một số điều sau:

    • BUS Ram: Tuy không ảnh hưởng quá nhiều nhưng nó phản ánh lên tốc độ xử lý của thanh RAM.
    • Thế hệ RAM: DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hoặc DDR5 đang là các tiêu chuẩn hiện nay, tuy nhiên DDR, DDR2 (cả DDR3) đã lỗi thời, trên thị trường chỉ còn DDR3, DDR4, DDR5 và tuỳ theo mainboard cũng như CPU chúng ta sẽ lựa chọn loại RAM phù hợp.
    • Dung lượng RAM: 16GB là mức dung lượng hợp lý cho việc chơi game ở năm 2022. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mua thêm RAM để nâng cấp về sau. Hãy tìm hiểu mainboard và CPU của bạn hỗ trợ tối đa dung lượng RAM bao nhiêu để mua nhé.
    • Dual RAM: Một số dòng CPU có khả năng tối ưu hoá tốt khi chạy RAM ở dạng dual (2 slot). Bạn có thể cân nhắc giữa 1 thanh RAM 16GB hoặc 2 thanh 8GB nhé, thông thường giá cả sẽ có chênh lệch đôi chút, tuy nhiên không quá nhiều.

    cách build pc gaming (ảnh 4)

    Xem thêm : Ram - bộ nhớ trong

    4. VGA

    Đây chắc chắn là một trong những thành phần cực kì cần thiết. Thực chất đa số các CPU đều trang bị một VGA tích hợp (trừ một vài dòng không có), thế nhưng những VGA này rất kém, khó lòng có thể chiến nổi các tựa game, vì thế VGA rời hay còn gọi là card màn hình rời nhằm tăng trải nghiệm đồ hoạ của máy tính. Thông số VGA tương đối phức tạp (GPU, VRAM, bộ nhớ…). Bạn cần lưu ý về chuẩn bộ nhớ. Tương tự như RAM, VGA cũng có các loại bộ nhớ như GDDR, GDDR2, GDDR3… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của card đồ hoạ. Để dễ dàng hơn, hãy nhớ tên gọi các dòng VGA, ta sẽ dễ dàng chọn lựa hơn.

    • Nếu bạn chơi game Esports, GTX 1060, RTX 2060, là một lựa chọn khá tốt. Nếu bạn chơi các tựa game AAA thì RTX 2080, RTX 3090 là những chiếc card màn hình rất tốt dành cho việc chiến các tựa game đấy.
    • Nvidia cho ra mắt công nghệ Ray Tracing trên các dòng card đồ hoạ giúp game thủ có thể tiếp cận với đồ hoạ ánh sáng chân thực nhất có thể. Nếu anh em thích trải nghiệm công nghệ này, những dòng RTX chính là chân ái.

    cách build pc gaming (ảnh 5)

    Xem thêm :VGA - card màn hình

    5. Ổ cứng

    Đây cũng là một phần quan trọng trong bộ PC. Hiện nay đang có hai loại ổ cứng đó là SSD và HDD.

    • HDD: Đây là ổ cứng truyền thống. Với giá thành rẻ, HDD là lựa chọn tốt cho người cần lưu trữ nhiều, tuy nhiên mặt hạn chế của nó là tốc độ khá chậm và khả năng hư hỏng cao hơn.
    • SSD: Có 3 loại là SATA, M.2 và Nvme. SSD cho tốc độ truy xuất dữ liệu cao, thường dùng để cài hệ điều hành hoặc các game nặng. Nhược điểm của loại ổ cứng này là giá thành khá cao so với HDD, vì thế nhiều người quyết định lựa chọn dùng cả hai để tiết kiệm chi phí.

    cách build pc gaming (ảnh 6)

    Xem thêm: ổ cứng SSD - HDD

    6. PSU (Nguồn)

    Việc cung cấp nguồn điện là điều rất quan trọng. Không có đủ điện sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến hiệu năng, mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện. Hãy quan tâm về chất lượng của bộ nguồn điện và công suất của nó xem có đáp ứng được cho thành phần PC không để lựa chọn một bộ nguồn phù hợp.

    cách build pc gaming (ảnh 7)

    Xem thêm : PSU - Nguồn máy tính

    7. Hệ thống tản nhiệt

    Thông thường cả CPU và VGA đều đã được trang bị sẵn quạt tản nhiệt vì hai thành phần này nóng nhất khi sử dụng. Tuy vậy bạn có thể tự mua một bộ tản nhiệt mới để lắp vào, vừa giúp hệ thống mát hơn khi sử dụng, lại còn mang lại vẻ đẹp cho cỗ máy của mình. Ngoài ra, Fan case cũng rất quan trọng. Thông thường, vỏ case sẽ đi chung với quạt, tuy nhiên nếu thích những mẫu mã khác, bạn có thể mua rời để lắp vào.

    cách build pc gaming (ảnh 8)

    Xem thêm : cooling, tản nhiệt

    8. Case

    Để một dàn PC trở nên gọn gàng và đẹp đẽ chắc chắn không thể thiếu vỏ case. Tuỳ vào form của mainboard (ATX, Micro ATX…) mà ta lựa vỏ case theo kích cỡ cũng như gu thẩm mỹ của mọi người. Ngoài ra, nếu ai yêu thích RGB cũng có thể lắp thêm quạt, đèn cho case giúp nó trở nên bắt mắt hơn.

    cách build pc gaming (ảnh 9)

    Cách lắp ráp cơ bản khi build PC Gaming

    Bạn có thể lắp bất kì thành phần linh kiện nào trước, miễn là nó không bị cản trở cho những thành phần phía sau. Có thể tham khảo thứ tự lắp như sau:

    Bước 1: Lắp CPU, RAM, quạt CPU, SSD M.2 hoặc NVme vào mainboard.

    Bước 2: Lắp Mainboard vào case.

    Bước 3: Đi dây nguồn.

    Bước 4: Gắn HDD (nếu có).

    Bước 5: Gắn thêm Fan case.

    Bước 6: Lắp VGA vào và đi dây nguồn.

    Nếu bạn vẫn phân vân hoặc không biết cách lắp, hãy nhờ các nhân viên lắp ráp theo yêu cầu để tránh các vấn đề gây hư hỏng linh kiện nhé. Hoặc tham khảo video hướng dẫn lắp ráp PC từ FPT Shop từ phút thứ 6:30 ngay dưới đây.

    Vậy là anh em đã có thể dễ dàng build PC gaming hoàn chỉnh cho mình để chiến game rồi nhé. Mong rằng anh em có một trải nghiệm game thật tốt trên chính bộ máy mà mình lắp ráp. Ngoài ra, nếu sau này anh em cần nâng cấp thì vẫn có thể tháo ra và lắp thêm linh kiện vào dễ dàng. Chúc anh em thành công!

    xem thêm : Linh kiện máy tính

    Liên hệ với chúng tôi

    Địa chỉ : 406/55, Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 0932 679 576

    Sản phẩm đang khuyến mãi

    Card ghi hình AV, S-video chuẩn PCI-E AverMedia C725B

    Card ghi hình AV, S-video chuẩn PCI-E AverMedia C725B

    1,650,000 đ 1,950,000 đ

    ID: C725B
    Laptop HP Pavilion 15-cb540TX (4BN72PA)

    Laptop HP Pavilion 15-cb540TX (4BN72PA)

    20,690,000 đ 22,190,000 đ

    ID: 15-cb540TX
    Thiết bị chuyển mạch Tenda 24 Port TEH2400M

    Thiết bị chuyển mạch Tenda 24 Port TEH2400M

    660,000 đ 880,000 đ

    ID: HA-TEH2400M
    TV Box FPT Play Box+ T550

    TV Box FPT Play Box+ T550

    1,500,000 đ 1,690,000 đ

    ID: T550
    Apple Mac Mini MGNT3SA/A - Apple M1/ 8GB/ 512GB

    Apple Mac Mini MGNT3SA/A - Apple M1/ 8GB/ 512GB

    21,690,000 đ 24,990,000 đ

    ID: PCAP0025
    Robot hút bụi lau nhà Xiaomi Dreame D9 Pro

    Robot hút bụi lau nhà Xiaomi Dreame D9 Pro

    6,990,000 đ 8,450,000 đ

    ID: DreameD9
    Bàn phím + Chuột Logitech MK200

    Bàn phím + Chuột Logitech MK200

    329,000 đ 450,000 đ

    ID: MK200
    PC Gigabyte NUC KIT Brix i5 BRi5H-10210

    PC Gigabyte NUC KIT Brix i5 BRi5H-10210

    9,490,000 đ 9,700,000 đ

    ID: BRi5H-10210
    zalo

    Thông số kĩ thuật

    Chi tiết sản phẩm

    Lựa chọn linh kiện và build PC gaming

    1. Mainboard

    Một trong những thành phần kết nối chính không thể thiếu. Đây là linh kiện cung cấp năng lượng từ nguồn điện (PSU) đến các thành phần như CPU, VGA, RAM. Nó đóng vai trò như một hệ thần kinh, truyền tải các dữ liệu, thông điệp từ CPU qua RAM qua GPU và các linh kiện thành phần. Một bộ mainboard cần tương thích với socket của CPU (ví dụ: LGA 1700 trên intel Core i thế hệ 12). Không những thế, bạn cần kiểm tra khả năng tương thích của bo mạch chủ với CPU.

    cách build pc gaming (ảnh 2)

    Xem thêm : Mainboard - bo mạch chủ

    2. CPU

    Một chiếc máy tính cần có một bộ não để xử lí các tác vụ, đặc biệt là trong game khi mà nó yêu cầu một tốc độ xử lí rất cao. Khi mua CPU, bạn cần chú ý những điều sau:

    cách build pc gaming (ảnh 3)

    Xem thêm : máy tính - máy chủ

    3. RAM

    Thành phần này góp phần ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy. RAM nhằm giảm bớt áp lực cho CPU, từ đó giúp máy chạy trơn tru và mượt mà. 16GB RAM là một mức hợp lý cho sự lựa chọn build PC gaming năm 2022, tuy nhiên khi mua RAM ta cũng cần lưu ý một số điều sau:

    cách build pc gaming (ảnh 4)

    Xem thêm : Ram - bộ nhớ trong

    4. VGA

    Đây chắc chắn là một trong những thành phần cực kì cần thiết. Thực chất đa số các CPU đều trang bị một VGA tích hợp (trừ một vài dòng không có), thế nhưng những VGA này rất kém, khó lòng có thể chiến nổi các tựa game, vì thế VGA rời hay còn gọi là card màn hình rời nhằm tăng trải nghiệm đồ hoạ của máy tính. Thông số VGA tương đối phức tạp (GPU, VRAM, bộ nhớ…). Bạn cần lưu ý về chuẩn bộ nhớ. Tương tự như RAM, VGA cũng có các loại bộ nhớ như GDDR, GDDR2, GDDR3… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của card đồ hoạ. Để dễ dàng hơn, hãy nhớ tên gọi các dòng VGA, ta sẽ dễ dàng chọn lựa hơn.

    cách build pc gaming (ảnh 5)

    Xem thêm :VGA - card màn hình

    5. Ổ cứng

    Đây cũng là một phần quan trọng trong bộ PC. Hiện nay đang có hai loại ổ cứng đó là SSD và HDD.

    cách build pc gaming (ảnh 6)

    Xem thêm: ổ cứng SSD - HDD

    6. PSU (Nguồn)

    Việc cung cấp nguồn điện là điều rất quan trọng. Không có đủ điện sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến hiệu năng, mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện. Hãy quan tâm về chất lượng của bộ nguồn điện và công suất của nó xem có đáp ứng được cho thành phần PC không để lựa chọn một bộ nguồn phù hợp.

    cách build pc gaming (ảnh 7)

    Xem thêm : PSU - Nguồn máy tính

    7. Hệ thống tản nhiệt

    Thông thường cả CPU và VGA đều đã được trang bị sẵn quạt tản nhiệt vì hai thành phần này nóng nhất khi sử dụng. Tuy vậy bạn có thể tự mua một bộ tản nhiệt mới để lắp vào, vừa giúp hệ thống mát hơn khi sử dụng, lại còn mang lại vẻ đẹp cho cỗ máy của mình. Ngoài ra, Fan case cũng rất quan trọng. Thông thường, vỏ case sẽ đi chung với quạt, tuy nhiên nếu thích những mẫu mã khác, bạn có thể mua rời để lắp vào.

    cách build pc gaming (ảnh 8)

    Xem thêm : cooling, tản nhiệt

    8. Case

    Để một dàn PC trở nên gọn gàng và đẹp đẽ chắc chắn không thể thiếu vỏ case. Tuỳ vào form của mainboard (ATX, Micro ATX…) mà ta lựa vỏ case theo kích cỡ cũng như gu thẩm mỹ của mọi người. Ngoài ra, nếu ai yêu thích RGB cũng có thể lắp thêm quạt, đèn cho case giúp nó trở nên bắt mắt hơn.

    cách build pc gaming (ảnh 9)

    Cách lắp ráp cơ bản khi build PC Gaming

    Bạn có thể lắp bất kì thành phần linh kiện nào trước, miễn là nó không bị cản trở cho những thành phần phía sau. Có thể tham khảo thứ tự lắp như sau:

    Bước 1: Lắp CPU, RAM, quạt CPU, SSD M.2 hoặc NVme vào mainboard.

    Bước 2: Lắp Mainboard vào case.

    Bước 3: Đi dây nguồn.

    Bước 4: Gắn HDD (nếu có).

    Bước 5: Gắn thêm Fan case.

    Bước 6: Lắp VGA vào và đi dây nguồn.

    Nếu bạn vẫn phân vân hoặc không biết cách lắp, hãy nhờ các nhân viên lắp ráp theo yêu cầu để tránh các vấn đề gây hư hỏng linh kiện nhé. Hoặc tham khảo video hướng dẫn lắp ráp PC từ FPT Shop từ phút thứ 6:30 ngay dưới đây.

    Vậy là anh em đã có thể dễ dàng build PC gaming hoàn chỉnh cho mình để chiến game rồi nhé. Mong rằng anh em có một trải nghiệm game thật tốt trên chính bộ máy mà mình lắp ráp. Ngoài ra, nếu sau này anh em cần nâng cấp thì vẫn có thể tháo ra và lắp thêm linh kiện vào dễ dàng. Chúc anh em thành công!

    xem thêm : Linh kiện máy tính

    Liên hệ với chúng tôi

    Địa chỉ : 406/55, Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 0932 679 576