Hãng sản xuất |
Microsoft |
Chủng loại |
Surface Pro X SQ2 |
Part Number |
|
Mầu sắc |
Đen |
Bộ vi xử lý |
SQ 1th 3.0 GHz |
Chipset |
|
Bộ nhớ trong |
16GB RAM |
Ổ cứng |
512GB SSD |
Màn hình |
TFT/ Full HD, 13.0Inch Full HD |
Kết nối |
|
Cổng giao tiếp |
2xUSB-C, Nano Sim, Surface Connect, Surface Keyboard connector port |
Pin |
|
Kích thước (rộng x dài x cao) |
28.7 x 20.8 x 0.73 cm |
Cân nặng |
0.77kg |
Hệ điều hành |
Windows 10 (64bit) |
Bảo hành: 12 Tháng
CPU: Microsoft SQ 2
RAM: 16 GB
Ổ cứng: 512GB SSD
VGA: Onboard
Màn hình: 13 inch cảm ứng
SKU: PROXSQ512Đ
GIAM5
Lưu ý:
- Bài viết và hình ảnh chỉ có tính chất tham khảo vì cấu hình và đặc tính sản phẩm có thể thay đổi theo thị trường và từng phiên bản. Quý khách cần cấu hình cụ thể vui lòng liên hệ với các tư vấn viên để được trợ giúp.
- Sản phẩm chỉ có máy, không kèm bàn phím + bút
Thiết kế của Surface Pro X là thứ đã thiêu đốt trái tim của hàng loạt fan hâm mộ Surface. Surface Pro X được nhà sản xuất ưu ái khoác lên mình ‘’bộ cánh’’ sang trọng, sexy mà chưa một chiếc Surface Pro nào trước đây có được.
Với Surface Pro X, số đo 3 vòng lần lượt là 208 x 287 x 73 mm, cân nặng chỉ 760 gram, nhỏ hơn đáng kể so với iPad Pro 12.9 trong khi kích thước màn hình của hai máy tương đương nhau.
Phần chân đế của Pro X đã được thiết kế lại một chút đem đến sự chắc chắn hơn đáng kể so với Pro 7.
Nói chung, về thiết kế của Surface Pro X, đây có thể coi là điểm đột phá của dòng Surface Pro trong suốt những năm qua, chúng ta có một chiếc máy tính bảng mỏng hơn, nhẹ hơn và khả năng nâng cấp mạnh mẽ hơn bất kỳ một đối thủ nào khác.
Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu bỏ qua cấu hình phần cứng của Surface Pro X. Đối với Surface Pro X, sức mạnh phần cứng của máy đến từ sự kết hợp giữa hai ông lớn trong làng công nghệ là Microsoft và Qualcomm để cho ra vi xử lý ‘’cây nhà lá vườn’’ với tên mã SQ1 với xung cơ bản lên đến 3.0GHz. Bản chất đây là một con chip di động được thiết kế dựa trên kiến trúc ARM và được tùy biến lại để chạy các ứng dụng trên hệ điều hành Windows mới có tên Windows ARM. Theo như công bố của nhà sản xuất, con Chip này có sức mạnh gấp 3 lần so với chiếc Surface Pro 6 được ra mắt 2 năm trước nhưng tiêu thụ điện năng ít hơn.Trên lý thuyết, nếu so với chip Intel trên Pro 7, SQ1 mạnh hơn Core i5 và yếu hơn Core i7
Thứ đáng để nói đến tiếp theo trên Surface Pro X không gì khác ngoài màn hình của máy. Phải thừa nhận rằng nhà sản xuất đã chơi lớn khi đem đến cho chúng ta một chiếc máy với viền màn hình mỏng nhất trong các đời Surface Pro từ trước đến nay. Trên Surface Pro 7 vừa được ra mắt, mình không thể hiểu được tại sao Microsoft cố tình không thay đổi thiết kế của máy, nhìn vào chúng giống như nhìn vào những chiếc máy có thiết kế cách đây cả chục năm với viền màn hình không thể dày hơn. Nhưng Surface Pro X lại khác, mỏng hơn, sexy hơn và khiến người dùng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Về chất lượng hiển thị, Surface Pro X chẳng thua kém bất kỳ đối thủ nào kể cả đó là iPad Pro 12.9. Với kích thước màn hình 13 inch tỷ lệ 3:2, độ phân giải 2880x1920px và mật độ điểm ảnh lên đến 267PPI, màn hình của Surface Pro X cho chất lượng hiển thị vô cùng tuyệt vời, hình ảnh cực kỳ sắc nét, màu sắc, độ tương phản được tái tạo chân thực nhờ công nghệ Pixel Sense độc quyền. Đặc biệt độ sáng lên đến 450Nits nên việc sử dụng chiếc máy này ngoài trời cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Điểm mà chúng ta sẽ cảm nhận được đầu tiên trên bộ bàn phím mới này là sự chắc chắn và cứng cáp hơn đáng kể nếu so với bàn phím thế hệ cũ được trang bị cho các dòng Surface Pro 7. Với Signature Keyboard,chất liệu chủ đạo vẫn là vải Ancartara cao cấp, tuy nhiên thiết kế mới là thứ đáng để chúng ta bàn đến. Vẫn là cơ chế gập và gắn vào máy tính thông qua cổng kết nối vật lý nhưng phía bên dưới nhà sản xuất đã khéo léo giấu chiếc bút Slim Pen vào một rãnh nhỏ để người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng bút cũng như không lo bị thất lạc chiếc bút đắt tiền này.
Cảm giác gõ hay hành trình phím cũng chẳng có gì phải phàn nàn cả, nhanh, nhảy và độ phản hồi tốt là những thứ mà chúng tôi muốn nhận xét về bộ phàn phím này.
Nói đến Slim Pen, điểm mà ấn tượng hơn cả là thiết kế cực kỳ nhỏ gọn nhưng về trải nghiệm cầm nắm không thoải mái bằng Surface Pen. Bù lại, với Slim Pen, người dùng Pro X có thể linh hoạt hơn trong việc ghi chú, viết vẽ hay thậm chí là dùng để điều khiển slide thuyết trình thay cho điều khiển máy chiếu mà chúng ta thường sử dụng. Với Slim Pen, chúng ta cũng không cần lo ngại đến việc hết Pin bởi chính phần rãnh trên phím đã đảm nhiệm vai trò sạc không dây cho bút, rất chi là hiện đại.
Về TouchPad, cơ bản vẫn giống với TouchPad thế hệ cũ, cực nhạy và chính xác. Tuy nhiên điểm hạn chế mà khiến người dùng sẽ khó chịu nhất là mỗi khi bấm, tiếng cạch cạch phát ra nghe hơi rẻ tiền và kích thước của TouchPad còn hơi nhỏ, nếu Microsoft đầu tư TouchPad to hơn sẽ là một điểm cộng rất lớn. Hy vọng Microsoft sẽ nhận ra những nhược điểm còn tồn tại trên bộ bàn phím này và sớm thay đổi trong thời gian tới.
Mặc dù Microsoft không công bố dung lượng Pin thực tế của chiếc Pro X mà chỉ công bố thời lượng sử dụng lên đến 13 tiếng, tuy nhiên một số trang công nghệ hàng đầu đã mổ xẻ chiếc máy này và thấy rằng máy có viên Pin dung lượng 38Wh. Với trải nghiệm trong suốt thời gian vừa qua, thời lượng sử dụng trung bình rơi vào khoảng 8 giờ làm việc liên tục với các tác vụ văn phòng, lướt web hay xem phim. Trung bình cứ 1 tiếng máy sẽ tụt khoảng 10-12 %.
Về Pin của máy thì chúng ta không cần phải lo nghĩ bởi bên cạnh đó Microsoft cũng đã trang bị công nghệ sạc nhanh đi kèm củ sạc 65W tiêu chuẩn. Qua đó, chỉ cần 1 giờ sạc các bạn sẽ có 80% Pin và sạc đầy chiếc máy này với thời gian chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Là một thiết bị mang hơi hướng thiết kế của tương lai, chính vì lẽ đó Microsoft thẳng tay loại bỏ các cổng kết nối không cần thiết mà chỉ thiết kế duy nhất 2 cổng USB Type C cho phép người dùng sao chép dữ liệu, xuất hình ảnh ra cùng lúc 2 màn hình 4K hoặc là sạc cho chính chiếc Pro X này
Điểm hạn chế đó là cổng USB-C của máy không hỗ trợ Thunderbolt 3 mà chỉ là USB-C 3.1, do đó tốc độ truyền tải dữ liệu chỉ bằng một nửa so với chuẩn kết nối thunderbolt hiện nay.
Nhưng dù sao cũng rất đáng khen cho Microsoft bởi họ đã loại bỏ đi cái cổng mini Displayport, cái cổng kết nối mà mình đánh giá là thứ phát minh vô dụng nhất của loài người.
Loa là một thứ đáng khen trên Surface Pro X, thứ nhất là thiết kế hài hòa với thiết kế tổng thể khi nhà sản xuất khéo léo đặt loa vào phần viền màn hình hai bên. Chất lượng âm thanh của cặp loa Stereo này dừng lại ở mức giải trí cơ bản, âm lượng đủ dùng, không quá to bù lại âm thanh được tái tạo chân thực và có khả năng tái tạo âm thanh vòm.
Tới HỢP THÀNH THỊNH để được tư vấn và sở hữu các sản phẩm công nghệ, laptop, PC, camera, linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng,... chính hãng, uy tín cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất hiện nay.
0 trung bình dựa trên 0 bài đánh giá.
MSP: PROXSQ512B
MSP: PROXSQ512Đ
MSP: PROXSQ2B
MSP: PROXSQ2
MSP: MTKH0024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HỢP THÀNH THỊNH
Showroom: 406/55 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Giấy CN đăng ký kinh doanh và mã số thuế: 0310583337 do sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Hãng sản xuất |
Microsoft |
Chủng loại |
Surface Pro X SQ2 |
Part Number |
|
Mầu sắc |
Đen |
Bộ vi xử lý |
SQ 1th 3.0 GHz |
Chipset |
|
Bộ nhớ trong |
16GB RAM |
Ổ cứng |
512GB SSD |
Màn hình |
TFT/ Full HD, 13.0Inch Full HD |
Kết nối |
|
Cổng giao tiếp |
2xUSB-C, Nano Sim, Surface Connect, Surface Keyboard connector port |
Pin |
|
Kích thước (rộng x dài x cao) |
28.7 x 20.8 x 0.73 cm |
Cân nặng |
0.77kg |
Hệ điều hành |
Windows 10 (64bit) |
Lưu ý:
- Bài viết và hình ảnh chỉ có tính chất tham khảo vì cấu hình và đặc tính sản phẩm có thể thay đổi theo thị trường và từng phiên bản. Quý khách cần cấu hình cụ thể vui lòng liên hệ với các tư vấn viên để được trợ giúp.
- Sản phẩm chỉ có máy, không kèm bàn phím + bút
Thiết kế của Surface Pro X là thứ đã thiêu đốt trái tim của hàng loạt fan hâm mộ Surface. Surface Pro X được nhà sản xuất ưu ái khoác lên mình ‘’bộ cánh’’ sang trọng, sexy mà chưa một chiếc Surface Pro nào trước đây có được.
Với Surface Pro X, số đo 3 vòng lần lượt là 208 x 287 x 73 mm, cân nặng chỉ 760 gram, nhỏ hơn đáng kể so với iPad Pro 12.9 trong khi kích thước màn hình của hai máy tương đương nhau.
Phần chân đế của Pro X đã được thiết kế lại một chút đem đến sự chắc chắn hơn đáng kể so với Pro 7.
Nói chung, về thiết kế của Surface Pro X, đây có thể coi là điểm đột phá của dòng Surface Pro trong suốt những năm qua, chúng ta có một chiếc máy tính bảng mỏng hơn, nhẹ hơn và khả năng nâng cấp mạnh mẽ hơn bất kỳ một đối thủ nào khác.
Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu bỏ qua cấu hình phần cứng của Surface Pro X. Đối với Surface Pro X, sức mạnh phần cứng của máy đến từ sự kết hợp giữa hai ông lớn trong làng công nghệ là Microsoft và Qualcomm để cho ra vi xử lý ‘’cây nhà lá vườn’’ với tên mã SQ1 với xung cơ bản lên đến 3.0GHz. Bản chất đây là một con chip di động được thiết kế dựa trên kiến trúc ARM và được tùy biến lại để chạy các ứng dụng trên hệ điều hành Windows mới có tên Windows ARM. Theo như công bố của nhà sản xuất, con Chip này có sức mạnh gấp 3 lần so với chiếc Surface Pro 6 được ra mắt 2 năm trước nhưng tiêu thụ điện năng ít hơn.Trên lý thuyết, nếu so với chip Intel trên Pro 7, SQ1 mạnh hơn Core i5 và yếu hơn Core i7
Thứ đáng để nói đến tiếp theo trên Surface Pro X không gì khác ngoài màn hình của máy. Phải thừa nhận rằng nhà sản xuất đã chơi lớn khi đem đến cho chúng ta một chiếc máy với viền màn hình mỏng nhất trong các đời Surface Pro từ trước đến nay. Trên Surface Pro 7 vừa được ra mắt, mình không thể hiểu được tại sao Microsoft cố tình không thay đổi thiết kế của máy, nhìn vào chúng giống như nhìn vào những chiếc máy có thiết kế cách đây cả chục năm với viền màn hình không thể dày hơn. Nhưng Surface Pro X lại khác, mỏng hơn, sexy hơn và khiến người dùng yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Về chất lượng hiển thị, Surface Pro X chẳng thua kém bất kỳ đối thủ nào kể cả đó là iPad Pro 12.9. Với kích thước màn hình 13 inch tỷ lệ 3:2, độ phân giải 2880x1920px và mật độ điểm ảnh lên đến 267PPI, màn hình của Surface Pro X cho chất lượng hiển thị vô cùng tuyệt vời, hình ảnh cực kỳ sắc nét, màu sắc, độ tương phản được tái tạo chân thực nhờ công nghệ Pixel Sense độc quyền. Đặc biệt độ sáng lên đến 450Nits nên việc sử dụng chiếc máy này ngoài trời cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Điểm mà chúng ta sẽ cảm nhận được đầu tiên trên bộ bàn phím mới này là sự chắc chắn và cứng cáp hơn đáng kể nếu so với bàn phím thế hệ cũ được trang bị cho các dòng Surface Pro 7. Với Signature Keyboard,chất liệu chủ đạo vẫn là vải Ancartara cao cấp, tuy nhiên thiết kế mới là thứ đáng để chúng ta bàn đến. Vẫn là cơ chế gập và gắn vào máy tính thông qua cổng kết nối vật lý nhưng phía bên dưới nhà sản xuất đã khéo léo giấu chiếc bút Slim Pen vào một rãnh nhỏ để người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng bút cũng như không lo bị thất lạc chiếc bút đắt tiền này.
Cảm giác gõ hay hành trình phím cũng chẳng có gì phải phàn nàn cả, nhanh, nhảy và độ phản hồi tốt là những thứ mà chúng tôi muốn nhận xét về bộ phàn phím này.
Nói đến Slim Pen, điểm mà ấn tượng hơn cả là thiết kế cực kỳ nhỏ gọn nhưng về trải nghiệm cầm nắm không thoải mái bằng Surface Pen. Bù lại, với Slim Pen, người dùng Pro X có thể linh hoạt hơn trong việc ghi chú, viết vẽ hay thậm chí là dùng để điều khiển slide thuyết trình thay cho điều khiển máy chiếu mà chúng ta thường sử dụng. Với Slim Pen, chúng ta cũng không cần lo ngại đến việc hết Pin bởi chính phần rãnh trên phím đã đảm nhiệm vai trò sạc không dây cho bút, rất chi là hiện đại.
Về TouchPad, cơ bản vẫn giống với TouchPad thế hệ cũ, cực nhạy và chính xác. Tuy nhiên điểm hạn chế mà khiến người dùng sẽ khó chịu nhất là mỗi khi bấm, tiếng cạch cạch phát ra nghe hơi rẻ tiền và kích thước của TouchPad còn hơi nhỏ, nếu Microsoft đầu tư TouchPad to hơn sẽ là một điểm cộng rất lớn. Hy vọng Microsoft sẽ nhận ra những nhược điểm còn tồn tại trên bộ bàn phím này và sớm thay đổi trong thời gian tới.
Mặc dù Microsoft không công bố dung lượng Pin thực tế của chiếc Pro X mà chỉ công bố thời lượng sử dụng lên đến 13 tiếng, tuy nhiên một số trang công nghệ hàng đầu đã mổ xẻ chiếc máy này và thấy rằng máy có viên Pin dung lượng 38Wh. Với trải nghiệm trong suốt thời gian vừa qua, thời lượng sử dụng trung bình rơi vào khoảng 8 giờ làm việc liên tục với các tác vụ văn phòng, lướt web hay xem phim. Trung bình cứ 1 tiếng máy sẽ tụt khoảng 10-12 %.
Về Pin của máy thì chúng ta không cần phải lo nghĩ bởi bên cạnh đó Microsoft cũng đã trang bị công nghệ sạc nhanh đi kèm củ sạc 65W tiêu chuẩn. Qua đó, chỉ cần 1 giờ sạc các bạn sẽ có 80% Pin và sạc đầy chiếc máy này với thời gian chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Là một thiết bị mang hơi hướng thiết kế của tương lai, chính vì lẽ đó Microsoft thẳng tay loại bỏ các cổng kết nối không cần thiết mà chỉ thiết kế duy nhất 2 cổng USB Type C cho phép người dùng sao chép dữ liệu, xuất hình ảnh ra cùng lúc 2 màn hình 4K hoặc là sạc cho chính chiếc Pro X này
Điểm hạn chế đó là cổng USB-C của máy không hỗ trợ Thunderbolt 3 mà chỉ là USB-C 3.1, do đó tốc độ truyền tải dữ liệu chỉ bằng một nửa so với chuẩn kết nối thunderbolt hiện nay.
Nhưng dù sao cũng rất đáng khen cho Microsoft bởi họ đã loại bỏ đi cái cổng mini Displayport, cái cổng kết nối mà mình đánh giá là thứ phát minh vô dụng nhất của loài người.
Loa là một thứ đáng khen trên Surface Pro X, thứ nhất là thiết kế hài hòa với thiết kế tổng thể khi nhà sản xuất khéo léo đặt loa vào phần viền màn hình hai bên. Chất lượng âm thanh của cặp loa Stereo này dừng lại ở mức giải trí cơ bản, âm lượng đủ dùng, không quá to bù lại âm thanh được tái tạo chân thực và có khả năng tái tạo âm thanh vòm.
Tới HỢP THÀNH THỊNH để được tư vấn và sở hữu các sản phẩm công nghệ, laptop, PC, camera, linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng,... chính hãng, uy tín cùng chất lượng dịch vụ tốt nhất hiện nay.